Thói quen trong ứng xử của người Việt

xin loi cam on


Trà đá vỉa hè số 9
Giết nhau chỉ bằng một lời nói hay một cái nhìn đểu, tin hay không tùy bạn nhưng đó là sự thực đang diễn ra rất phổ biến ở nước ta gần đây...

Related
Trận cầu siêu kinh điển
Nếu mai là ngày tận thế
Vì ah là dân chơi BK





-------------

7 rưỡi tối..
Một thằng nhóc chừng hơn 10 tuổi phóng chiếc xe đạp ruồi phân khối lớn... phanh 'két'...
Và cái alô của mình rơi cộp xuống đất.
Lẽ dĩ nhiên khi chứng kiến cảnh này, nhiều người (cả tớ nữa) rất muốn văng cho kẻ kia một tràng. Nhưng có một điều khiến tớ vô cùng bất ngờ, thằng nhóc phanh ngay lại, xuống xe quay lại lễ phép: "Cháu xin lỗi chú ạ".

Chết người chỉ bởi nước bọt, đó là thực trạng mà hàng báo chí đã tốn không ít giấy mực. Và hàng quán vỉa hè là nới có thể thấy rõ rệt nhất; Tại đây, nơi mọi thành phần, từ các cháu chíp hôi đến các dân chơi, từ kẻ ít học tới mấy bác hói chữ đầy đầu, dường như họ cùng chung một ngôn ngữ: tiếng Đan Mạch.

Và do đó, tiếng "xin lỗi" của thằng bé mới 10 tuổi khiến ngay cả người lớn chúng ta cũng phải giật mình.

-------------

Tớ may mắn được tiếp xúc với phong cách của người nước ngoài ngay khi còn đi học. Trong suốt 2 năm làm cho họ, có rất nhiều điều trong đối nhân xử thế mà tớ đã học và dần quen. Bỏ qua tất cả những chi tiết thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm việc của họ, chỉ đơn giản là cách tớ thấy họ ứng xử như thế nào đời thường.

Trước hết, đó là thói quen nói lời "cảm ơn""xin lỗi" mà họ sử dụng chúng như câu cửa miệng mọi lúc, mọi nơi...
- Họ "thanks" tớ ngay cả khi tớ không thể cung cấp thông tin họ cần, "thanks" tớ dù tớ lần đầu "visit" văn phòng của họ.
- Họ "sorry" dù họ chỉ đến sau tớ 1 phút, "sorry" chỉ bởi họ không thể tiếp tục đi theo và chỉ dẫn cho tớ.
- Micheal, sếp béo của tớ vẫn "please" mỗi lần nhờ chị receptionist lấy thêm cafe...

Bài học đầu tiên mà tớ ngẫm ra khi làm việc, rằng thiện chí và sự nhiệt tình luôn phải đặt lên hàng đầu. Điều đó thể hiện rõ ở hàng chữ "Smile before answering" dán trên góc mỗi bàn làm việc cty.

Riêng trên bàn làm việc của sếp, bên cạnh hộp business card của mình, sếp béo luôn có 1 khay đựng tất cả những business card của khách đến chơi. Trao tay nhau card sau mỗi cái bắt tay gần như là thói quen của sếp. Thực sự, những cái business card này có vẻ gì đó hấp dẫn và hoành tráng hơn hẳn những Contacts trong email của bạn rồi. Trao đổi, lưu trữ Business card cũng là một nét văn hóa đặc trưng mà người Tây rất thích.

Suy rộng hơn, ta có thể thấy cách mà người phương Tây nhìn nhận con người. Cho dù người đó thuộc tầng lớp xã hội nào đi chăng nữa, tất cả đều được sự cư xử công bằng, được đón nhận bằng tất cả lòng nhiệt tình và thân thiện.

-------------

"Lời nói không mất $ mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"


Vậy nhưng sao ngày càng nhiều cái chết chỉ vì một bãi nước bọt, một cái nhìn đểu. Có phải người Việt mình chưa hiểu về tầm quan trọng của "xin lỗi" hay "cám ơn". Hoàn toàn không giống chút nào hình ảnh của một dân tộc Việt Nam vốn đã ghi dấu với bạn bè quốc tế ở lòng mến khách và nồng hậu.

Không thể hiểu nổi, ai đó giải thích thỏa đáng dùm tớ :-?


clip: Người Việt thích dùng lightsaber hơn là nói "xin lỗi"

Comments

  1. Có gì khó hiểu đâu anh. Dân trí VN còn thấp mà.
    Có 1 khách hàng mắng em mà em nhớ mãi: "Anh sợ bộ máy hành chính ở Việt Nam lắm rồi, Việt Nam vẫn nghèo, vẫn chì chệ là do những thằng như em em ạ" (Hôm đó nhiều việc quá, quên mất khách này)
    Kỹ năng giao tiếp cần phải học cả đời.

    ReplyDelete
  2. Có phải ai cũng văn minh lịch sự như anh em ta đâu =)) ;))

    ReplyDelete
  3. câu nói chuẩn nhất trong ngày =))

    ReplyDelete
  4. Lâu rồi, lại nhắc chuyện lời Xin lỗi. KeChuyen mới nhớ ra, hôm trước đi làm, KeChuyen chẳng may va chạm nhẹ với bạn bên cạnh. Anh liền xin lỗi, bạn ấy nói: Anh xin lỗi nhiều quá. Anh chỉ cười.
    và nghĩ thầm: Xin lỗi cũng không phải là tốt ư?
    (Có thể anh xin lỗi nhiều quá khi ở Nhật)

    ReplyDelete
  5. anh về nước rồi ạ, nước mình vs nước Nhật, khác nhau dài dài :))

    ReplyDelete
  6. cái này phải được dạy từ nhỏ để thành thói quen, phần vì dân mình xuề xòa đi ra từ nông thôn, nơi mà đi qua vườn nhà của nhau muốn hái ít rau, củ thì chỉ cần ới nhau một tiếng là xong nên cũng bỏ qua câu cám ơn ^^!

    ReplyDelete
  7. Hi anh Pika,
    Anh có thể hướng dẫn em tạo float share button như trên blog anh được không? Em cảm ơn anh trước ạ.

    ReplyDelete
  8. Nghĩ 1 cách tích cực thì "cảm ơn" và "xin lỗi" ở VN có giá trị hơn phương tây, k mất giá như đồng tiền :D

    ReplyDelete
  9. :)) anh Duy nói cũng đúng, chỉ có điều chắc chắn là trị giá lời "xin lỗi" và "cảm ơn" của họ cũng trị giá cao hơn giống như đồng tiền của họ so với VND vậy

    ReplyDelete
  10. Bình thường thì em gặp người nào lạ mà đang nhìn mình lâu thì em vẫn mỉm cười. Rồi họ cũng cười đáp lại. Nhiều lần như thế họ tự bắt chuyện với em luôn. Vô quán nhậu hay gặp mấy thằng thằng trông có vẻ du côn mà nhìn chằm chằm hay cười mỉm là không xong với nó =)). Với lại em thấy sách giáo khoa dành cho tiểu học nói riêng cũng như nói chung mang đậm dấu ấn giao tiếp của miền Bắc. VD như: đi học về thì "Cháu chào bà ạ", "Cháu chào cô ạ" ... Đôi khi người miền Nam họ dùng từ rất mộc mạc, giản dị. Em chỉ cần nói "chào bác, chào cô" là được. Điều đó cũng có lợi nhưng đôi khi làm trẻ con gượng gạo hoặc thấy kì kì nên ngại không dám nói. Dần dần trở thành thói quen.....
    P/S: Em xin trao đổi LK với anh nha.
    HTTP://www.emyeukhoahoc.info ^^

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  12. Mời Pika Rock qua góp ý cho em cái templates mới này nhé =>

    ReplyDelete
  13. người vn lòng tự tôn của ai cũng lớn nên không ai muốn nói tiếng xin lỗi hay cám ơn chỉ còn cách dùng lightsaber.

    ReplyDelete
  14. Lời nói cũng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói để lừa dối nhau =))

    ReplyDelete
  15. mình thích temple của bạn.hehe

    ReplyDelete
  16. gì mà phải spam link ở đây thế bạn, mình ủng hộ đấy

    ReplyDelete
  17. cái clip giống chiến tranh giữa các hành tinh á nhầm vì sao ^^

    ReplyDelete
  18. Hề hề, lời "cảm ơn", "xin lỗi" khó nói lắm, nhất là "xin lỗi", đặc biệt là đối với người thân thiết. Ý nghĩa nặng tựa ngàn cân thì khó mà chuyển thành lời được. Tớ nghĩ người Việt cảm nhận về ý nghĩa sử dụng của từ "cảm ơn", "xin lỗi" theo hướng này, tức là dùng chúng trong đúng trường hợp phải hàm ơn hay mắc lỗi nặng. Ngu ý cá nhân là thế.

    Tuy nhiên, "xin lỗi", "cảm ơn" với tư cách là những lời lịch sự, nhã nhặn với người khác là một điều nên học tập trong văn hóa ứng xử, như ấy nói :).

    Tớ đọc được bài này cũng thấy hay hay.

    http://dantri.com.vn/c135/s702-498986/boi-thuc-cam-on.htm

    Tớ cũng hay cảm ơn, xin lỗi lắm (chém đấy ;))). Nhưng cũng chả mấy khi nói được với chính bố mẹ mình, khi nào nói ra được là lời nói nặng trình trịch cả tạ ý nghĩa ế (trừ hồi bé thường xuyên nói xin lỗi để đỡ bị oánh =))).

    ReplyDelete
  19. Anonymous7/9/11 19:08

    Trình độ giáo dục của mình còn nhiều yếu điểm phải nói là to như núi. Học đạo đức & GDCD thì phải thuộc lòng, chẳng có thực tiễn thực tế gì cả.

    Đã vậy, việc giáo dục cái gọi là lễ nghĩa lại chỉ bó hẹp trong khuôn viên trường (nói vậy chứ trong trường cũng không cho chỉ bao nhiêu) còn ở ngoài thì sống như bản năng, chém giết như điên, vậy mới ra nhiều án mạng chỉ với cái nhìn, với cái nhả nước bọt.

    Cảm ơn bài viết của Pika, mình không thể làm chính trị chứ không cũng ráng tranh giành lên chỗ bộ trưởng GD để cải tổ.(<---Chém gió tí nhá ^_^)

    ReplyDelete
  20. bài viết rất ý nghiã, cám ơn bạn

    ReplyDelete
  21. có một nhận xét là "Người Việt rất tham lam" :)

    ReplyDelete
  22. Bài viết hay,nhiều khi đi chợ cùng thằng bạn,mình mua hàng rồi cảm ơn người ta thì lại bị thằng bạn cự nự.Khổ

    ReplyDelete
  23. Nhiều lúc là người Việt nhưng vô cùng xấu hổ vì người Việt =="

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts

Harvest Moon - Trăng rằm mùa gặt