Posts

Showing posts from May, 2007

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 7)

Mục lục CHƯƠNG 7 MÀNG VŨ TRỤ MỚI Chuyến du hành khám phá của chúng ta trong tương lai sẽ tiếp tục như thế nào? Chúng ta sẽ thành công trong việc truy lùng một lý thuyết thống nhất hoàn toàn điều khiển vũ trụ này và mọi thứ trong đó hay không?

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 6)

Mục lục CHƯƠNG 6 TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA? CÓ THỂ LÀ STAR TREK HAY KHÔNG? Làm thế nào mà cuộc sống sinh học và điện tử sẽ tiếp tục phát triển độ phức tạp với một tốc độ chưa từng thấy? Lý do mà Star Trek phổ biến đến thế là vì đó là một viễn cảnh tương lai an ủi và dễ chịu. Bản thân tôi cũng là một người khá yêu thích Star Trek, do đó tôi dễ dàng bị thuyết phục tham gia vào một đoạn phim trong đó tôi chơi bài với Newton, Einstein và thuyền trưởng Data.

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 5)

Mục lục CHƯƠNG 5 BẢO VỆ QUÁ KHỨ Liệu có thể du hành thời gian được không? Một nền văn minh tiên tiến có thể quay lại và thay đổi quá khứ được không? Tôi đã đánh cuộc nhiều lần với một người bạn và là một người đồng nghiệp của tôi Kip Thorne, anh không phải là một người theo xu hướng được chấp nhận trong vật lý chỉ vì những người khác chấp nhận. Điều này làm cho anh có can đảm trở thành nhà khoa học nghiêm túc đầu tiên nghiên cứu về du hành thời gian như là một khả năng hiện thực.

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 4)

Mục lục CHƯƠNG 4 TIÊN ĐOÁN TƯƠNG LAI Sự biến mất của thông tin trong các hố đen có thể làm giảm khả năng tiên đoán tương lai của chúng ta như thế nào. Nhân loại luôn mong muốn điều khiển tương lai, hoặc ít nhất là đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Đó là lý do tại sao ngành chiêm tinh học lại phổ biến đến thế.

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 3)

Mục lục CHƯƠNG 3 VŨ TRỤ TRONG MỘT VỎ HẠT Vũ trụ có nhiều lịch sử, mỗi một lịch sử được xác định bằng một hạt tí hon. Có thể tôi bị giam trong một vỏ hạt Và tự coi mình là chúa tể của khoảng không vô tận... - Shakespeare, Hamlet, hồi 2, cảnh 2 (nguyên văn: I could be bounded in a nutshell And count myself a king of infinitive space...)

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 2)

Mục lục CHƯƠNG 2 HÌNH DÁNG CỦA THỜI GIAN Thuyết tương đối rộng của Einstein cho thời gian một hình dáng Nó có thể tích hợp với thuyết lượng tử như thế nào?

Vũ trụ trong một vỏ hạt (chương 1)

Mục lục CHƯƠNG 1 LƯỢC SỬ VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI Eistein thiết lập hai lý thuyết căn bản của thế kỷ hai mươi: Lý thuyết tương đối rộng và lý thuyết lượng tử như thế nào?

Vũ trụ trong một vỏ hạt

Mục lục Vũ trụ trong một vỏ hạt Universe in a Nutshell Tác giả: Stephen Hawking Dịch và trình bày: Dạ Trạch Scan ảnh: Bunhia GIỚI THIỆU Cuốn “Lược sử thời gian” (A Brief History of Time), cuốn sách đã bán ra hàng triệu bản của Stephen Hawking đã đưa những tư tưởng của nhà vật lý lý thuyết thiên tài này tới bạn đọc trên toàn thế giới. Còn đây, trong lần xuất bản này, Hawking trở lại với phần tiếp theo với một cuốn sách có rất nhiều hình minh họa hé mở bí mật về những khám phá quan trọng đã đạt được trong những năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên của ông ra đời...

LSTG - Người cha đỡ đầu của kỉ nguyên nguyên tử

Mục lục CHA ĐỠ ĐẦU CỦA KỶ NGUYÊN NGUYÊN TỬ Albert Einstein là một trong số rất ít nhân vật trong lịch sử, mà ngay khi còn sống đã trở thành một nhân vật huyền thoại. Tư tưởng của ông càng bí hiểm, người đời càng muốn hiểu, và tư tưởng chừng như tiếng nói của ông từ đỉnh núi Olympia vọng xuống trần gian. Bertrand Russel đã nhận xét rất đúng: “Ai cũng biết Einstein đã làm được những chuyện kỳ lạ, nhưng rất ít người hiểu đó là chuyện gì”. Cứ tạm cho rằng, mặc dầu không đúng hẳn, thế giới này chỉ có chừng một tá người hiểu trọn vẹn lý thuyết của Einstein về vũ trụ, thì sự kiện này đã thách thức hàng ngàn nếu không nói là hàng triệu người quyết tâm cố tìm hiểu xem nhà toán học phù thủy đó đã nói những gì... Einstein khó hiểu vì phạm vi tư tưởng của ông vô cùng rộng lớn và phức tạp. T.E. Bridges đã nhắc đến một nhà khoa học Anh, từng viết rằng: “Học thuyết của Einstein kết hợp sự kiện vật lý với sự kiện toán học và chỉ có thể giải thích bằng toán học. Muốn hiểu học thuyết của Einstein

LSTG - Đấu tranh sinh tồn

Mục lục ĐẤU TRANH SINH TỒN Charles Darwin Và tác phẩm nguồn gốc các chủng loại Một sự trùng phùng kỳ lạ xảy ra trong năm 1809 là năm đã chứng kiến nhiều vĩ nhân chào đời hơn mọi năm khác. Trong mỗi địa hạt riêng, các vĩ nhân đó, vị nào cũng xây dựng được sự nghiệp siêu việt. Trong số có Charles Darwin, một “Newton của khoa sinh vật học” và Abraham Lincoln, vị Tổng thống “giải phóng nô lệ ở Hoa Kỳ”. Hai vĩ nhân đó sinh cùng ngày và gần như cùng giờ. Ngoài hai vị đó, người ta còn phải nhắc đến những tên tuổi như: Gladstone. Tennyson, Edgar Allan Poe, Oliver Wendell Holmes, Elizabeth Barret Browning và Felix Mendelsohn, cũng chào đời trong năm 1809... Có lẽ ngoại trừ Karl Marx, trong số những nhân vật nổi danh đó và nói rộng ra trong số hàng triệu người sinh trong thế kỷ 19, không ai được như Darwin, vì Darwin đã mở ra những trào lưu tư tưởng, những quan niệm mới về sức sống của con người. Ngày nay người ta nói đến học thuyết Darwin như nói đến học thuyết Karl Marx, học thuyết Malt

LSTG - Vũ trụ hệ

Mục lục Vũ trụ hệ Trong số những cuốn sách gây ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống, có lẽ hiếm có cuốn nào nổi tiếng nhưng lại có ít độc giả bằng tập Nguyên tắc toán học trong vạn vật học (Philosophiae Naturalis Principia Mathematica) của Isaac Newton. Sách viết bằng cổ ngữ Latinh, kèm thêm những hình kỷ hà chằng chịt, Newton đã cố tình viết nó thật khó hiểu, dùng toàn những lời lẽ chuyên môn trừu tượng. Chỉ những bác học trong các ngành thiên văn, toán và vật lý rất thông thái mới có thể đọc nổi sách của ông. Một nhà viết sử Newton đã kể lại rằng: Khi cuốn sách Nguyên tắc toán học xuất bản vào cuối thế kỷ 17, chỉ có ba hay bốn người đương thời có thể hiểu nổi... Một nhà viết tiểu sử khác nâng con số đó lên mười hay mười hai người là cùng. Newton cũng nhìn nhận sách của ông rất khó đọc; có điều là ông muốn vậy, để những người có trình độ toán học thật cao mới có thể hiểu được sách của ông. Tuy nhiên, các nhà khoa học nổi tiếng đều coi Newton là một nhà bác học vĩ đại của mọi thời

LSTG - Vũ trụ tuần hoàn

Mục lục VŨ TRỤ TUẦN HOÀN Ngay từ thời tiền sử, con người đã bị mê hoặc bởi quang cảnh bầu trời hùng vĩ: Mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, các ngôi sao và sự tuần hoàn không lúc nào ngừng của các vì tinh tú ấy. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, bốn mùa thay đổi, các hành tinh xuất hiện rồi biến đi không những chỉ là những sự kiện có thể quan sát được mà trên nhiều phương diện còn ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của nhân loại. Vì vậy, không lạ gì có hàng vạn chuyện hoang đường và ngay cả vô số tín ngưỡng, tôn giáo đã phát sinh từ những hiện tượng của bầu trời ấy... Khi trình độ văn minh tiến bộ, các triết gia đã tìm cách giải thích chuyển động tuần hoàn của bầu trời bằng những danh từ hợp lý. Các nhà khoa học và tư tưởng tiến bộ hơn hết về khoa thiên văn thời xưa là người Hy Lạp, bắt đầu với Pythagoras vào thế kỷ thứ năm và Aristotle vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Một người Ai Cập, Claudius Ptolemy sinh sống ở Alexandria khoảng năm 150 sau Công nguyên đã hệ